Cây Cau lùn
Tên thường gọi: Cau Lùn, Tân lang, Binh lang với tên khoa học là Areca catechu
Họ thực vật: Arecaceae (họ Cau Dừa)
Phân bố cây cau lùn:
Cau lùn được trồng tại Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và nhiều nước châu Á khác.
Tại Việt Nam, cau được trồng phổ biến khắp các vùng miền.
Đặc điểm hình thái cây cau lùn:
Trên thị trường cũng đã có rất nhiều loài cau như cây cau bẹ trắng, cau sâm banh, cau vua, cau đỏ, cau đuôi chồn,…và cây Cau Lùn là một trong số những cây thuộc họ cau dừa được sử dụng nhiều.
Cau Lùn là loại cau đặt biệt, tốc độ sinh trưởng của cây chậm hơn những cây khác nên chiều cao của nó cũng tăng chậm theo ngày tháng so với các cây cùng họ.
Phải mất 15 năm thì cây mới cao được khoảng 2m vì thế nó có tên gọi là Cau Lùn nhưng bù lại cây cau lùn có sắc xanh thẫm của lá, xanh mướt của thân trông rất mát mắt.
Thân cây Cau Lùn có dạng cột, cao, thẳng, phân chia thành nhiều đốt, phần gốc phình to từ dưới lên trên, cùng với các đốt thân tạo cho phần gốc thân trong giống như chậu hoa, nhìn rất đáng yêu.
Lá cây Cau Lùn xanh mướt, dạng lá kép lông chim, mọc tập trung ở đầu cành, có bẹ lớn ôm thân gọi là mo cau.
Hoa có màu trắng và màu xanh, có mùi thơm thoang thoảng. Khi trổ buồng hoa xòe ra thành chùm và đến khi kết trái, buồng trái rũ xuống trông rất đẹp mắt.
Quả của cây Cau Lùn có hình trứng thuôn hai đầu, lúc non màu xanh lục, khi chín có màu vàng.
Cây Cau Lùn thuộc loại cây ưa sáng, sống ở điều kiện nóng ẩm, có khả năng chịu khô hạn. Cây thích hợp trồng trên nhiều loại đất miễn là đủ ẩm và không quá khô hạn.
Trồng bán cây cau lùn:
Trên thị trường cũng đã có rất nhiều loài cau như cây cau bẹ trắng, cau sâm banh, cau vua, cau đỏ, cau đuôi chồn,…và cây Cau Lùn là một trong số những cây thuộc họ cau dừa được sử dụng nhiều.
Cau Lùn là loại cau đặt biệt, tốc độ sinh trưởng của cây chậm hơn những cây khác nên chiều cao của nó cũng tăng chậm theo ngày tháng so với các cây cùng họ.
Phải mất 10 năm thì cây mới cao được khoảng 2m vì thế nó có tên gọi là Cau Lùn nhưng bù lại cây cau lùn có sắc xanh thẫm của lá, xanh mướt của thân trông rất mát mắt.
Thân cây Cau Lùn có dạng cột, cao, thẳng, phân chia thành nhiều đốt, phần gốc phình to từ dưới lên trên, cùng với các đốt thân tạo cho phần gốc thân trong giống như chậu hoa, nhìn rất đáng yêu.
Phân biệt cây cau lùn “Xịn” và cây cau lùn lai:
– Dựa vào thân của cây cau lùn mà người ta có thể phân biệt được cây cau lùn “xịn” F1 và cây cau lùn đã bị lai đi. Trên cùng 1 cây mẹ tuy nhiên sẽ có những quả cho cây cau lùn và sẽ có những quả cho cây cau đã bị lai. Có những điều trên là do hoa cau là loài lưỡng tính, tức là trên cùng một cây mẹ các hoa có thể tự thụ phấn cho nhau (thông qua con Ong và các loài côn trùng) dẫn tới việc tổ hợp lại GEN làm xuất hiện tính trạng : cây cau thân cao trong GEN đồng hợp lặn./
– Cách nhìn thân phân biệt cây cau lùn: Chiều dài phần thân xanh (đốt xanh) không lớn hơn chiều dài phần đốt chuyển (đốt giữa 2 thân xanh).
Lá cây Cau Lùn xanh mướt, dạng lá kép lông chim, mọc tập trung ở đầu cành, có bẹ lớn ôm thân gọi là mo cau.
Hoa có màu trắng và màu xanh, có mùi thơm thoang thoảng. Khi trổ buồng hoa xòe ra thành chùm và đến khi kết trái, buồng trái rũ xuống trông rất đẹp mắt.
Quả của cây Cau Lùn có hình trứng thuôn hai đầu, lúc non màu xanh lục, khi chín có màu vàng.
Cây Cau Lùn thuộc loại cây ưa sáng, sống ở điều kiện nóng ẩm, có khả năng chịu khô hạn. Cây thích hợp trồng trên nhiều loại đất miễn là đủ ẩm và không quá khô hạn
Vẻ đẹp cây cau lùn:
Cau lùn có dáng đẹp nên được làm cây cảnh công trình và thường được trồng trong công viên trên đường phố và trong vườn nhà.
Không chỉ vậy, cây còn được trồng để hái lấy quả phục vụ cho nhu cầu của con người.
Cau Lùn không chỉ tạo cảnh quan mà còn góp phần lọc khí thải, bụi, làm tươi mát bầu không khí.
Cây cau còn có ý nghĩa trong mâm cỗ các gia đình trong những ngày lễ, tết hay có việc lớn. Những ngày đó, họ vẫn phải có trầu cau trên mâm cúng. Trầu cau với ý nghĩa muốn gửi lên cho tổ tiên và các bậc tiền bối lòng thành kính của mình.
Tham khảo cách trồng cây cau lùn:
– Chọn giống:
Để có giống cau lùn tốt nhất trước hết phải chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bênh. Đó là những cây dưới 8 tuổi, cây đã có trái và trái đã bắt đầu chín đỏ.
Những trái cau đã chín được hai xuống và cho và bao cất giữ nơi thoáng mát. Sau 20 ngày, và xem nếu thấy cuống nảy mầm nghĩa là cây cau lùn đã nảy mầm. Có thể dùng mầm này để ươm thành cây con. Mầm được đưa ra ngoài cho vào túi ni lông để ươm giống.
Chú ý nên chọn loại đát pha cát kết hợp trộn đều với phân chuồng hoai mục cho vào túi. Trộn theo tỉ lệ 4:1, nghĩa là 4 phần đất cát pha và 1 phần phân chuồng hoai mục. Khi trồng phải đặt mầm hướng lên trời để cây mọc thẳng.
Chỉ cần đợi đến lúc cây cau lùn cao 20 – 30cm có thể đưa đi trồng. Phải chọn vị trí trồng từ trước để sau này không thể xê dịch được nữa.
– Đào hố trồng cây:
Như các loại cây khác kỹ thuật trồng cây cau lùn cũng cần chú ý tới đào hố. Hố nên đào hình vuông. Và đặc biệt bón lót trước khi trồng cây. Bón phân chuồng, phân hữu cơ kết hợp bón vôi để phòng sâu bệnh.
Ở giai đoạn đầu cây khá dễ bị bệnh vì vậy trồng cây cần kết hợp tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây. Thường thì cây cau lùn dễ bị các bệnh như rệp sáp, rệp phần ốc vảy…
Nếu cây mắt phải các loại vi khuẩn sâu hại trên nên dùng Supracide hoặc Suprathion phun vào sẽ diệt được chúng.
Kỹ thuật chăm sóc cây cau:
– Nhân giống cây bằng cách ươm quả.
– Trong quá trình ủ cần giữ độ ẩm khoảng 70 – 80% và đề phòng kiến, bọ hung cắn phá.Khoảng 3 – 4 tháng sau, cây cau cao 20 – 30cm có thể mang đi trồng nơi cố định.
– Trồng cau cần đất nhiều dinh dưỡng, ẩm nhưng không úng.
– Dọn sạch cỏ rác quanh gốc cau tránh bọ, kiến làm tổ.
Cau lùn không chỉ là cây cảnh đẹp, làm sạch không khí và cho quả năng suất mà còn tiện lợi trong việc thu hái. Đây là một giống tiến hóa mà khoa học lâm nghiệp cải tiện để phục vụ đời sống con người. Vì vậy, việc trồng cau lùn là một lựa chọn sáng suốt cho cả các chủ đầu tư đến những cá nhân.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.